Là một người quản lý, hẳn bạn gặp không ít khó khăn trong việc chọn lựa các ứng viên sáng giá và mang lại hiệu quả về Marketing – Bán hàng cho doanh nghiệp. Vậy phòng marketing gồm những bộ phận nào, trong một bộ phận Marketing hiện đại cần phải có những vị trí gì, và mỗi vị trí đó sẽ đảm nhận các công việc ra sao? Hãy cùng SunDigi đi qua một vài vị trí chủ chốt qua bài viết dưới đây.
>>> Xem thêm: Marketing Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Marketing
Mục lục
Phòng marketing gồm những bộ phận nào?
Giám đốc Marketing
Giám đốc Marketing được ví như vị thuyền trưởng của cả con tàu Marketing. Đây là vị trí then chốt trong mọi hoạt động và định hướng marketing của doanh nghiệp. Là một Giám đốc Marketing, bạn sẽ phải quản lý việc chi tiêu cho các hoạt động marketing cũng như đem lại các giá trị về mặt quảng bá và thương hiệu cho doanh nghiệp mà bạn phụ trách. Ở một số doanh nghiệp đặc thù, vị trí này có thể kiêm luôn nhiệm vụ của Giám đốc thương hiệu.
Thường thì Giám đốc Marketing sẽ chịu trách nhiệm cho các công việc như:
- Đưa ra định hướng, chỉ tiêu (KPIs) về marketing
- Là đầu mối chịu trách nhiệm về mảng marketing trước ban quản lý, ban giám đốc
- (Đôi khi) đóng vai trò của Giám đốc thương hiệu (tùy vào lĩnh vực và doanh nghiệp)
- Viết nội dung blog của doanh nghiệp/ blog của bên thứ ba
- Thuyết trình tại các sự kiện
- Xuất hiện trên các phương tiện truyền thông
- Góp mặt trong các cộng đồng/tổ chức có liên quan đến doanh nghiệp
- Là người phát ngôn cho thương hiệu trên mạng xã hội
- Quản lý và triển khai ngân sách marketing
Trưởng phòng Marketing
Thường thì Trưởng phòng Marketing sẽ phải lo các công việc có liên quan đến chuyên môn quản lý (lên kế hoạch, quản trị nhân sự marketing, theo dõi/tối ưu hiệu quả marketing chung,…) cho tới các nhiệm vụ lặt vặt không liên quan.
Để tối đa hóa hiệu quả công việc, Trưởng phòng Marketing thường tập trung vào việc định hướng – kiểm soát các hoạt động marketing toàn diện, cũng như đưa ra các định hướng chung về marketing cho cả bộ phận.
Tùy vào doanh nghiệp mà Trưởng phòng Marketing có quyền hạn và nhiệm vụ tương đương với Giám đốc Marketing. Thường trong các công ty nhỏ, Giám đốc Marketing sẽ kiêm luôn nhiệm vụ của Trưởng phòng Marketing.
Nhân viên PPC
Nhân viên PPC là người lên kế hoạch, phụ trách triển khai và theo dõi hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo trả phí (PPC – Pay Per Click). Vị trí này có thể được thuê ngoài (dưới dạng freelancer hoặc agency), hoặc là full-time. Đây được coi là kênh mang lại lợi nhuận chủ chốt trong thời gian ngắn, trong khi content marketing và SEO mang lại lợi nhuận dài hạn và thường phải mất vài tháng để thấy được hiệu quả.
Một yếu tố cần có của một nhân viên PPC đó là khả năng tính toán và xử lý số liệu nhanh nhạy. Vị trí này đòi hỏi phân tích chi phí quảng cáo bỏ ra so với lợi nhuận thu về, và làm sao để tăng doanh số cho doanh nghiệp qua quảng cáo PPC.
Nhân viên thiết kế tối ưu hóa chuyển đổi
Nhân viên thiết kế tối ưu hóa chuyển đổi có trách nhiệm tối ưu và kiểm soát hiệu quả cuối cùng về marketing của doanh nghiệp. Đây cũng là người đánh giá hiệu quả của tất cả các hình thức sáng tạo, bao gồm cả nội dung. Có một thực tế rõ ràng trong digital marketing hiện nay, đó là hiệu quả marketing phụ thuộc khá nhiều vào thiết kế và các yếu tố mang tính thẩm mỹ.
Hiện nay, chưa có nhiều công ty coi trọng yếu tố thiết kế để tối ưu hóa chuyển đổi (CRO), hay đưa nội dung này vào danh mục đào tạo, yếu tố trong khi tuyển dụng nhân viên thiết kế cho doanh nghiệp. Trong thời đại ngày nay, nhân viên thiết kế không chỉ phụ trách về mặt thẩm mỹ, mà còn là một mắt xích giúp “cỗ máy” Marketing hoạt động trơn tru, năng suất.
Thường thì nhân viên thiết kế tối ưu hóa chuyển đổi sẽ tập trung vào một vài công việc sau:
- Thiết kế thử nghiệm hiệu quả trang landing page.
- Thử nghiệm các mẫu quảng cáo hiển thị mới.
- Xây dựng nội dung mang tính tương tấc cao..
- Thử nghiệm quảng cáo social media.
- Tối ưu thiết kế cho toàn bộ hình ảnh.
- Đưa ra các yếu tố sáng tạo cho nội dung.
- Thiết kế luồng xử lý yêu cầu/đăng ký, từ đó đưa ra các mẫu thiết kế hay sáng tạo có hiệu quả cao hơn.
>>> Tham khảo thêm: Giới Thiệu 5 Digital Marketing Agency Nổi Bật Và Uy Tín Nhất Hiện Nay
Nhân viên SEO
Thấu hiểu hành vi tìm kiếm, phân tích các xu hướng, và đem lại chuyển đổi từ máy tìm kiếm là nhiệm vụ chủ yếu của nhân viên SEO. Vị trí này không chỉ mang lại thứ hạng cao hơn cho website của doanh nghiệp, mà còn mang lại các cơ hội mới (danh sách khách hàng mới, đơn hàng mới,… tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp).
Nghiên cứu từ khóa là công việc cần có của một nhân viên SEO. Dựa trên những dữ liệu tìm kiếm thu được từ khách hàng, bạn có thể biết được họ mong muốn điều gì. Đang tìm kiếm về chủ đề gì, từ đó đưa ra những lựa chọn phù hợp. Bạn có thể biết xem trang web của mình đang cạnh tranh với những đối thủ nào, thậm chí, còn có thể đưa ra các giá trị phù hợp của sản phẩm – dịch vụ tới khách hàng mục tiêu của bạn.
Một nhân viên SEO có hiệu quả nhất thiết phải là người có kiến thức chuyên sâu về SEO, content marketing, và xây dựng backlink. Họ còn là người có khả năng nắm bắt nhanh nhạy về đối tượng khách hàng cũng như những xu hướng mới trong lĩnh vực mà doanh nghiệp đang theo đuổi..
Dưới đây là hình dung cơ bản về công việc của nhân viên SEO:
- Xây dựng backlink
- Viết và tối ưu SEO cho nội dung mới
- Quảng bá nội dung
- Nghiên cứu từ khóa chuyên sâu
- Tìm kiếm cơ hội mới từ kết quả tìm kiếm
- Thấu hiểu và tương tác với các xu hướng của đối tượng mục tiêu
- Hợp tác với đội kỹ thuật để xử lý các vấn đề phát sinh về SEO
- Phân tích các chỉ số và đưa ra báo cáo về tình hình SEO
Lập trình viên
Trong thời đại bùng nổ của công nghệ và các xu hướng công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo hay blockchain, một nhân viên lập trình xuất sắc là chiếc chìa khóa giúp mang lại hiệu quả cho hoạt động marketing, nhất là digital marketing. Nhờ có vị trí này, doanh nghiệp có thể dễ dàng thực thi mọi ý tưởng, kế hoạch marketing trên giấy vào thực tế.
Trên thực tế, có không nhiều doanh nghiệp có nhận thức đầy đủ về công việc của lập trình viên trong bộ phận markreting. Thường trong các doanh nghiệp B2B trong lĩnh vực Saas (phần mềm/dịch vụ), nhân viên phá triển sản phẩm thường sẽ kiêm luôn nhiệm vụ của lập trình viên. Đôi khi, họ còn kiêm những công việc lặt vặt như thêm code vào website, thiết kế email popup,…
>>> Tìm hiểu ngay: Bật Mí Các Công Cụ Marketing Phổ Biến Nhất Hiện Nay
Kết luận
Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có lời giải cho câu hỏi phòng marketing gồm những bộ phận nào? các vị trí cần thiết trong bộ phận marketing của mình, cũng như những nhiệm vụ mà họ sẽ phụ trách trong hoạt động marketing tổng thể.