7 Chức Năng Của Marketing Mà Bạn Nên Biết

Tác giả: sundigi3 Tháng ba, 2022

Thời đại 4.0 mở ra nhiều cơ hội phát triển, trong đó có Marketing – một nhân tố quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh. Là một doanh nghiệp hiện đại, chắc hẳn bạn không thể phủ nhận được vai trò và chức năng của Marketing trong quá trình phát triển của doanh nghiệp.

Marketing là gì?

Marketing (tạm dịch: Tiếp thị) là quá trình thu hút khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng. Từ đó, tăng phạm vi tiếp cận đến người tiêu dùng đối với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Các hoạt động của Marketing bao gồm: nghiên cứu, tiếp thị, bán và phân phối sản phẩm/dịch vụ.

Hiện tại, Marketing có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi công ty, doanh nghiệp. Nhờ Marketing, nhiều công ty, doanh nghiệp đã dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh của mình.

Vai trò và chức năng của Marketing

Marketing có vai trò gì?

Tăng độ nhận diện thương hiệu

Marketing giúp doanh nghiệp trả lời cho câu hỏi: “Bạn là ai? Bạn mang đến lợi ích gì?”. Các hoạt động tiếp thị cho phép doanh nghiệp tự giới thiệu về bản thân theo qua nhiều cách thức. Bạn giới thiệu càng chi tiết, càng thu hút, khách hàng càng ấn tượng sâu sắc hơn với bạn.

Gia tăng lợi nhuận

Một trong những mục tiêu hàng đầu của Marketing là giúp doanh nghiệp tạo ra doanh thu. Marketing không can thiệp trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, công việc của Marketing là mang sản phẩm đến gần hơn với khách hàng.

chức năng của marketing

Chiến dịch Marketing chỉ thành công khi phạm vi tiếp cận người dùng bằng hoặc cao hơn mục tiêu đặt ra. Sản phẩm/dịch vụ được nhiều người biết đến sẽ kéo theo sự gia tăng doanh số.

Duy trì mối quan hệ với khách hàng

Sau mỗi chiến dịch Marketing, doanh nghiệp sẽ tiếp cận được một lượng khách hàng nhất định. Tuy nhiên, chỉ tiếp cận thôi vẫn chưa đủ, bạn phải biến khách hàng trở thành người đồng hành cùng doanh nghiệp. Hoạt động Marketing hiệu quả làm cho mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp khắng khít hơn. Do đó, từ khách hàng, họ sẽ trở thành khách hàng tiềm năng và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp

Lợi nhuận và khách hàng là hai yếu tố duy trì sự tồn tại của một doanh nghiệp. Để tạo ra hai yếu tố ấy, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải sở hữu một đội ngũ Marketing mạnh mẽ. Mọi hoạt động của tiếp thị đều hướng sự tập trung vào khách hàng. Vì vậy, người tiêu dùng chính là mục tiêu để Marketing phát triển.

Chiến lược Marketing càng hiệu quả, khách hàng càng hài lòng với doanh nghiệp hơn. Từ đó, doanh thu cũng tăng nhanh bởi số lượng sản phẩm lớn. Qua đó cho thấy, Marketing là nhân tố gián tiếp tác động đến sự tồn vinh của một doanh nghiệp.

Chức năng của Marketing

Bán hàng

Thực chất, bán sản phẩm cho khách hàng cũng nằm trong danh sách công việc của Marketers. Tuy nhiên, công việc này được thực hiện trên nhiều phương diện so với bán hàng truyền thống. Bạn sẽ bán hàng gián tiếp thông qua các hoạt động Marketing. Chức năng của Marketing vẫn là tăng doanh số bán hàng.

chức năng của marketing

Bên cạnh đó, Marketers cần nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng. Sau đó định hướng qua các kênh bán hàng. Nhờ đó, khả năng mua hàng của người dùng được thúc đẩy.

Quản lý sản phẩm

Các Marketer đảm nhiệm vai trò khảo sát nhu cầu, mong muốn của thị trường và thiết kế sản phẩm/dịch vụ dựa trên các khảo sát đó. Nhờ vậy, họ sẽ tạo ra những sản phẩm/dịch vụ mang giá trị riêng và phù hợp với thị trường.

Bên cạnh đó, nhờ những đánh giá kết quả kinh doanh, các sản phẩm/dịch vụ được quản lý hiệu quả hơn.

Khuyến mại

Chức năng này có nhiệm vụ thông báo về chương trình giảm giá của doanh nghiệp. Từ đó, khuyến khích họ mua sản phẩm trong một thời gian ngắn. Chức năng của marketing này góp phần giúp doanh nghiệp cải thiện doanh số. Tuy nhiên, khuyến mãi còn phụ thuộc vào ngân sách hiện tại của công ty.

chức năng của marketing

Kiểm soát thông tin tiếp thị

Marketing có khả năng thu thập dữ liệu có giá trị. Sau đó, Marketing sẽ chuyển các dữ liệu ấy cho những bộ phận khác. Chẳng hạn như bộ phận bán hàng của doanh nghiệp, giúp họ:

  • Nắm bắt được các xu hướng mới nhất của ngành
  • Phản hồi lại tin nhắn của khách hàng và đối thủ cạnh tranh
  • Giúp khách hàng giải quyết những mối lo cấp bách

Định giá sản phẩm

Tiếp thị giúp mang lại những thông tin thiết yếu cho việc định giá sản phẩm. Nhờ đó, doanh nghiệp biết được khách hàng đã đánh giá như thế nào về sản phẩm của mình.

Bên cạnh đó, chức năng của marketing này còn cho phép doanh nghiệp nghiên cứu và phân tích rõ đối thủ cạnh tranh. Tạo tiền đề cho việc định giá sản phẩm hợp lý hơn.

chức năng của marketing

Quản lý tài chính

Nhiều người cho rằng Marketing không tác động đến ngân sách chung của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chức năng quản lý tài chính của của tiếp thị cũng rất quan trọng. Các hoạt động Marketing giúp doanh nghiệp đảm bảo nguồn vốn từ bên thứ 3. Đây có thể là việc doanh nghiệp nhận một khoản vay từ ngân hàng hoặc một công ty đầu tư mạo hiểm.

Phân phối

Đây là chức năng quan trọng đối với hoạt động Marketing. Phân phối có vai trò tối ưu hóa quy trình vận chuyển sản phẩm từ lúc sản xuất đến khi được giao cho các cửa hàng bán lẻ hoặc người dùng.

Trước khi chọn nơi phân phối, bạn cần đặt ra 3 câu hỏi:

  • Khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp là ai?
  • Khách hàng mong muốn điều gì ở doanh nghiệp?
  • Khách hàng có thể mua sản phẩm/dịch vụ của bạn ở đâu?

Với 3 câu hỏi này, Marketers có thể định hướng được nơi phân phối sản phẩm tốt nhất. Tạo hiệu quả cao trong quá trình cung ứng sản phẩm ra thị trường.

 

Marketing là điểm giao thoa với mọi lĩnh vực của doanh nghiệp. Do đó, bạn cần biết cách cách ứng dụng Marketing cho hiệu quả. Với bài viết này, chúng tôi tin rằng bạn đã hiểu sâu sắc hơn về tiếp thị. Chúc bạn sớm tìm ra phương pháp Marketing phù hợp cho riêng mình!

 

Có thể bạn cần