So với hình thức Marketing tập trung chủ yếu vào sản phẩm dịch vụ trước đây thì dưới sự chuyển dịch mạnh mẽ của công nghệ, Branding Marketing dần trở thành từ khóa tìm kiếm phổ biến. “Thuật ngữ” này có tầm ảnh hưởng như thế nào trong các chiến dịch marketing của doanh nghiệp?
Mục lục
Branding marketing trong thời đại công nghệ số
Branding marketing được định nghĩa là “Tiếp thị thương hiệu” – khuynh hướng quan trọng trong cách chiến dịch marketing hiện đại. Với sự thịnh hành của Branding marketing, bất cứ một sản phẩm dịch vụ nào khi ra mắt đều phải có thương hiệu.
Bạn cần lưu ý rằng, Brand Marketing chính là một khái niệm tái định nghĩa của sản phẩm, trong đó Branding (xây dựng thương hiệu) và Brand Marketing (tiếp thị thương hiệu) là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Mô hình Brand Marketing được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng và góp phần mở rộng phạm vi thương hiệu đến toàn thế giới.
Chiến lược Branding marketing từ cạnh tranh đến định vị thương hiệu
Dựa vào hành vi mua hàng của người tiêu dùng mà sức mạnh của mô hình Branding marketing ngày càng tăng cao.
Ở một số doanh nghiệp lớn, Brand Marketing đã trở thành một bộ phận trong bộ máy hoạt động Marketing hoạt động cùng các bộ phận khác như Content Marketing, Digital Marketing, Viral Marketing…
Đa số ở những doanh nghiệp có quy mô hoạt động theo mô hình đa sản phẩm thì sẽ tập trung phát triển Brand Marketing cho từng dòng sản phẩm cụ thể, nhưng nhìn chung đều hướng đến brand chính của thương hiệu.
Trong thời đại thống trị của sức mạnh công nghệ thì Brand Marketing được xem là vũ khí giúp cho doanh nghiệp giành chiến thắng trong cuộc chiến cạnh tranh thương hiệu và định vị thương hiệu trên thị trường.
Bên cạnh đó thì chiến lược này có vai trò không thể thiếu trong chiến lược kinh doanh tổng thể doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
>> Có thể bạn quan tâm:
5+ Bước Xây Dựng Chiến Lược Marketing Hiệu Quả
Dịch Vụ Marketing Online Cam Kết Doanh Số Thật Hiệu Quả 100%
Chia Sẻ Kiến Thức Marketing Căn Bản Cho Người Mới Bắt Đầu
5 hoạt động điển hình của Brand Marketing
Nhiệm vụ quan trọng của Brand Marketing là tiếp cận nhiều khách hàng mục tiêu, giúp cho khách hàng yêu thích và luôn săn đón sản phẩm/ dịch vụ mà công ty cung cấp.
Bạn có thể hiểu hơn về Branding Marketing thông qua 5 hoạt động sau: Target Consumers Understanding, Brand Strategy Planning, Brand Marketing Implementation, Marketing Support, Effectiveness Tracking & Optimizing.
Target Consumers Understanding – Thấu hiểu khách hàng mục tiêu
Thấu hiểu được người tiêu dùng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp xác định được các công việc cần làm để xây dựng giá trị phù hợp cho từng đối tượng, từ đó sẽ giúp tăng doanh số đồng thời giảm chi phí tiếp cận cho doanh nghiệp.
Các Marketer cần nắm những nguyên tắc dưới đây:
Thấu hiểu khách hàng trên nhiều phương diện: Không chỉ thấu hiểu về khẩu học, hành vi tiêu dùng mà doanh nghiệp còn phải nắm bắt được tâm lý và hành vi của hàng.
Khám phá nhu cầu khách hàng: Đầu tiên bạn cần phải xác định chính xác nhu cầu của khách hàng để từ đó đưa ra các hướng tiếp cận cụ thể.
Xác định phân khúc thị trường: Việc tìm hiểu rõ các phân khúc thị trường sẽ mang đến những giá trị cụ thể cho doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu bao gồm: nhân khẩu học, thái độ, hành vi, nhu cầu mua sắm, tâm lý.
Brand Stategy Planning – Chiến lược Brand Marketing
Ở hoạt động này bạn phải xác định những trọng tâm công việc cần giải quyết và từ đó đưa ra giải pháp phù hợp nhất. Chiến lược Brand Marketing cụ thể bao gồm:
Danh mục của thương hiệu: Nếu trong một công ty cung cấp nhiều sản phẩm thì mỗi sản phẩm đó sẽ được định vị và giữ vai trò chiến lược như thế nào? Và những danh mục này có kế hoạch phát triển chi tiết như thế nào?
Định vị về thương hiệu: Xác định rõ đối tượng mà thương hiệu sẽ tiếp cận, những lý do khách hàng phải lựa chọn thương hiệu của bạn?
Mục tiêu chiến lược cụ thể: với bất cứ hoạt động nào của doanh nghiệp cũng nên đặt mục tiêu rõ ràng, cụ thể và phù hợp với sự phát triển của thương hiệu.
Brand Marketing Implementation – Thực hiện Brand Marketing
Chiến lược này sẽ được triển khai thông qua 3 hoạt động chính: phát triển sản phẩm mới, quảng cáo truyền thông, kích hoạt thương hiệu.
Phát triển sản phẩm mới: các hoạt động cải tiến sản phẩm dù là một thay đổi nhỏ về bao bì hay nâng cấp chức năng cũng cần phải được quan tâm và đầu tư thường xuyên.
Thực hiện quảng cáo truyền thông: Hoạt động này sẽ đưa thông điệp chủ đạo của thương hiệu đến với khách hàng. Quảng cáo truyền thông với Brand Marketing sẽ được thực hiện thông qua các kênh truyền thông Media.
Kích hoạt thương hiệu: Sau khi quảng cáo truyền thông thực hiện việc quảng bá thương hiệu đến với người tiêu dùng thì hoạt động kích hoạt thương hiệu sẽ mang đến những trải nghiệm trực tiếp cho khách hàng. Bước này rất quan trọng quyết định đến hành vi mua hàng của khách hàng.
Marketing Support – Kết hợp với các bộ phận khác
Bao phủ thương hiệu rộng khắp thị trường mới chính là đích đến của cuộc chiến. Các sản phẩm mang thương hiệu của bạn tung ra thị trường cần phải có sự ủng hộ nhiệt tình từ thị trường bán lẻ. Vì thế mà Brand Marketing cần phải kết hợp với Trade Maketing và bộ phận Sale.
Effectiveness Tracking & Optimizing – Yếu tố đo lường hiệu quả tối ưu
Đo lường hiệu quả là một yếu tố quan trọng khi bắt đầu thực hiện một chiến dịch nào đó. Bạn cần xác định các chỉ số đo lường hiệu quả chi tiết để xác định chính xác vấn đề đang gặp phải? Vấn đề đó cần phải khắc phục như thế nào? Để có thể đưa ra hướng thay đổi chiến dịch phù hợp nhất.
Thông qua những chia sẻ về Branding Marketing của SunDigi, hy vọng sẽ giúp bạn có thể được kiến thức bổ ích về hiểu rõ được tầm quan trọng của chiến lược này trong hoạt động Marketing để có thể áp dụng tăng giá trị thương hiệu.